Duyệt theo bộ sưu tập Luận văn (Tất cả)
Sắp xếp :
Pháp luật về lao động là người khuyết tật và thực tiễn thực hiện tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên / Nguyễn Đình Thắng; NHDKH: TS. Phan Thị Thanh Huyền20-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về lao động là người khuyết tật, phân tích và đánh giá thực trạng quy định và thực tế áp dụng tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề lao động là người khuyết tật. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Nhà nước Việt Nam; phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, bình luận… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến pháp luật về lao động là người khuyết tật, thực trạng quy định và thực tế áp dụng tại thành phố Điện Biên Phủ tỉnh Điện Biên, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng các quy định hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về lao động là người khuyết tật. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lao động là người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên. Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh về chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến lao động là người khuyết tật cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật về kiểm soát hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn / Nguyễn Thu Trang; NHDKH: TS. Trần Thị Bảo Ánh20-05-2024Luận văn là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề kiểm soát hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân. Phân tích, đánh giá và bình luận được các quy định về kiểm soát hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân trong những văn bản pháp lí quy định về vấn đề này. Vì vậy, luận văn góp phần bổ sung tri thức khoa học pháp lý về kiểm soát hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân trên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hóa thương mại giữa các quốc gia thì hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm, bao gồm của hoạt động hội chợ thương mại. Xuất phát từ thực tiễn trên, đòi hỏi pháp luật cần đưa ra những quy định nhằm kiểm soát các hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân. Trong đó, các quy định liên quan đến công tác tiền kiểm và hậu kiểm là quan trọng nhằm ngăn chặn và loại bỏ kịp thời những hành vi vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế, qua một vài năm thi hành, pháp luật nước ta đặc biệt là Luật Cạnh tranh 2018 vẫn còn tồn tại những bất cập, hạn chế đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung. Chính vì lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về kiểm soát hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình Để hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của các thương nhân đi đúng quỹ đạo, không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích của doanh nghiệp, thương nhân khác cũng như người tiêu dùng, đòi hỏi hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ thương mại của thương nhân vừa có các quy định kiểm soát hoạt động này. Những quy định pháp luật phải chặt chẽ, vừa phải thông thoáng tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh trên tinh thần được làm những gì pháp luật không cấm.
Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng tòa án về hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng - Hà Nội / Nguyễn Huyền Trang; NHDKH: TS. Nguyễn Minh Hằng20-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về Pháp luật giải quyết tranh chấp bằng tòa án về hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản từ thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng - Hà Nội và từ đó đề ra những giải pháp nâng cao các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản bằng con đường Tòa án. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin; phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh luật học… để hoàn thiện luận văn. Luận văn đã chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng – Hà Nội . Từ đó, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản tại Tòa án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án. Luận văn với những đề xuất, giải pháp tổng thể sẽ góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng có thế chấp tài sản tại Tòa án, đồng thời tạo ra sự thống nhất và hiệu quả trong việc áp dụng các quy định pháp luật này phù hợp với yêu cầu của cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại thông qua phương thức trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay / Nguyễn Văn Học; NHDKH: TS. Nguyễn Thị Mai Dung20-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam thông qua nghiên cứu quy định pháp luật về trọng tài thương mại tại Việt Nam, có tham khảo pháp luật một số nước trên thế giới về trọng tài thương mại. Đồng thời đề tài cũng nghiên cứu và đưa ra một số thực tiễn việc áp dụng phương thức này trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Việt Nam hiện nay. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh ... để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các quy định pháp luật về trọng tài thương mại và việc áp dụng pháp luật về trọng tài thương mại trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật về trọng tài thương mại ở nước ta. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại thông qua phương thức trọng tài thương mại tại Việt Nam. Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến trọng tài thương mại trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo.
Pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Hòa Bình / Nguyễn Anh Lợi; NHDKH: TS. Trần Thị Mai Loan20-05-2024Với nội dung chương 1: Làm rõ một số vấn đề lý luận về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua việc luận giải: khái niệm tai nạn lao động, khái niệm bệnh nghề nghiệp; ảnh hưởng của tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến người lao động, người sử dụng lao động và xã hội. Làm rõ các vấn đề lý luận pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thông qua các vấn đề (khái niệm pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; vai trò pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nội dung pháp luật về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp gồm: nguyên tắc cơ bản về an toàn lao động, vệ sinh lao động; về phòng ngừa, xử lý sự cố và khắc phục hậu quả về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…) Với nội dung chương 2: Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Cụ thể em đánh giá phân tích thực trạng các quy định về biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; về xử lý sự cố, khắc phục hậu quả về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Phân tích thực tiễn thực hiện pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tại tỉnh Hòa Bình thông qua việc đánh giá thực tiễn thực hiện các vấn đề về biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp xử lý sự cố, khắc phục hậu quả về tai nạn lao động. Nội dung chương 3: Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Thứ nhất: Việc hoàn thiện pháp luật liên quan về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải trên cơ sở phù hợp với chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người lao động nói chung, đối với vấn đề bảo hộ lao động và việc đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động nói riêng; Các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp lao phải được thực hiện đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cũng như đồng bộ với các chính sách pháp luật khác và các lĩnh vực khác có liên quan; Việc hoàn thiện pháp luật liên quan về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phát triển đất nước, phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước trong bối công nghệ 4.0; Các quy định của pháp luật liên quan đến tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam về bảo hộ lao động. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Cụ thể đề xuất hoàn thiện các quy định về phương án xử lý sự cố kỹ thuật gây mất AT-VSLĐ nghiêm trọng, ứng cứu khẩn cấp tại Điều 19 Luật AT-VSLĐ 2015; quy định sử dụng máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ tại Điều 30 Luật AT-VSLĐ 2015; quy định quản lý sức khỏe NLĐ tại Điều 27 Luật AT-VSLĐ năm 2015; quy định về thủ tục hưởng bảo hiểm TNLĐ, BNN; quy định về đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở) Kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về TNLĐ, BNN như: tăng cường hoạt động tuyên truyền về TNLĐ, BNN và chế độ BHXH cho NLĐ; nâng cao trách nhiệm của NSDLĐ đối với công tác giải quyết các chế độ liên quan đến TNLĐ, BNN; nâng cao trách nhiệm của Công đoàn trong công tác bảo hộ lao động; tăng cường quản lý nhà nước về AT-VSLĐ; nâng cao nhận thức của NLĐ về AT-VSLĐ.
Pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Thị Thu Hương; NHDKH: TS.Hồ Ngọc Hiển20-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về quản trị công ty cổ phần theo mô hình không có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến quản trị công ty công ty cổ phần theo mô hình không có Ban kiểm soát, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty cổ phần không có ban kiểm soát ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị công ty cổ phần không có ban kiểm soát theo pháp luật hiện hành. Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh về chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến quản trị công ty cổ phần ở Việt Nam hiện nay.
Quản trị công ty niêm yết theo quy định pháp luật Việt Nam hiện nay / Trần Văn Đức; NHDKH: TS. Hồ Ngọc Hiển20-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn pháp luật về quản trị công ty niêm yết và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến quản trị công ty niêm yết, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản trị công ty niêm yết. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị công ty niêm yết theo pháp luật hiện hành. Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh về chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam hiện nay.
Hợp đồng thương mại điện tử theo pháp luật Việt Nam hiện nay / Đinh Thị Hương; NHDKH: TS. Chu Thị Hoa20-05-2024Đề tài nghiên cứu, đánh giá các quy định pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay; qua đó tìm ra những hạn chế để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử. Luận văn vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin đặc biệt là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Luận văn đã sử dụng một số phương pháp phổ biến, thường xuyên trong nghiên cứu khoa học pháp lý như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh,... để làm rõ và giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Trên cơ sở phân tích, đánh giá các vấn đề lý luận, các quy định pháp luật và thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử Việt Nam hiện nay, luận văn đưa ra một số đề xuất, kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử.
Pháp luật về hoàn thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tại tỉnh Lào Cai / Bùi Thị Trang; NHDKH: TS. Nguyễn Văn Tuyến20-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về hoàn thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn tại tỉnh Lào Cai. Luận văn nêu ra những thực trạng pháp luật về hoàn thuế TNCN nói chung và hoàn thuế TNCN tại tỉnh Lào Cai nói riêng, cụ thể một số trường hợp. Luận văn đưa ra một số vấn đề khó khăn bất cập trong việc hoàn thuế TNCN hiện nay, đồng thời nếu ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hoàn thuế TNCN. Dựa trên phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng, tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: Phương pháp lịch sử, điều tra, phân tích và tổng kết kinh nghiệm, Phương pháp chuyên gia; Phương pháp quy nạp; phương pháp nghiên cứu điển hình ; Phương pháp suy luận logic phù hợp để việc hoàn thuế TNCN phù hợp với thực tiễn, hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, TCCT và NNT.
  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 of 408