Duyệt theo bộ sưu tập Luận văn (Tất cả)
Sắp xếp :
Nghiên cứu tuyển chọn một số chủng xạ khuẩn và nấm có hoạt tính xylanase cao ứng dụng vào quy trình bóc vỏ gỗ keo trong sản xuất dăm mảnh / Nguyễn Phương Thảo; NHDKH: TS. Nguyễn Văn Hiếu23-05-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Tuyển chọn, phân loại được các chủng xạ khuẩn và nấm mốc có khả năng sinh xylanase cao phù hợp với điều kiện sản xuất. - Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh xylanase của các chủng nghiên cứu. - Ứng dụng chủng nghiên cứu vào bóc vỏ gỗ keo trong sản xuất dăm mảnh. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Phân lập và tuyển chọn, phân loại các chủng xạ khuẩn và nấm mốc sinh xylanase phù hợp với điều kiện sản xuất từ các mẫu vỏ cây keo. - Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh xylanase của chủng tuyển chọn. - Bước đầu đánh giá hiệu quả của enzyme xylanase thu được từ chủng nghiên cứu vào bóc vỏ gỗ keo. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được - Phân lập được 18 chủng xạ khuẩn và 18 chủng nấm mốc có hoạt tính xylanase. - Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và phân loại, chủng xạ khuẩn X4 và nấm mốc T1 về hình thái khuẩn lạc chuỗi bào tử, khả năng sinh trưởng ở một số nguồn cacbon, nitơ, pH, nhiệt độ, NaCl và phân loại gen 16S và 5.8S rRNA. - Đã nghiên cứu một số điều kiện thu nhận enzyme xylanase từ chủng T1. - Dịch enzyme thô của chủng T1 lên vỏ gỗ cây keo sau khi ngâm: vỏ gỗ nguyên trạng thái, không bị mủn, dễ bị xé nhỏ khi kéo, phía trong có các sợi nhỏ, tạo thành mảng lớn khi tách khỏi phần thịt gỗ. KẾT LUẬN - Phân lập được 18 chủng xạ khuẩn và 18 chủng nấm mốc. Trong đó, có hai chủng là xạ khuẩn X4 và nấm mốc T1 đã được lên men thu dịch, có hoạt xylanase cao hơn 1500 IU/l. Chủng T1 tương đồng với loài Trichoderma saturnisporum (NR103704) và chủng X4 tương đồng với loài Streptomyces sennicomposti RCPT1-4 (NR181931). - Đã nghiên cứu một số điều kiện thu nhận enzyme xylanase từ chủng T1 có kết quả: Môi trường thích hợp cho lên men thu nhận xylanase của chủng T1 (g/l): rỉ đường 35; cao thịt 0,8; NaNO3 2; K2HPO4 1; MgSO4.7H2O 0,5; KCl 0,5; FeSO4.7H2O 0,01; bột rơm 15. Nấm Trichoderma saturnisporum T1 có điều kiện lên men thích hợp là 37C; pH môi trường lên men ban đầu 6,0; tỉ lệ tiếp giống 2% và thời gian là 5 ngày với môi trường thích hợp cho lượng enzyme thu được xylanase 3480,5 IU/l. - Enzyme xylanase từ chủng T1 đã tác động vào các liên kết ngang có trong vỏ cây, giúp cho quá trình bóc vỏ trở lên dễ dàng hơn
Nghiên cứu tác dụng giảm lipid máu và giảm tăng trọng của cao chiết từ bã đậu tương trên mô hình chuột thực nghiệm / Nguyễn Thị Lan Hương; NHDKH: PGS.TS Nguyễn Phúc Hưng23-05-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu vai trò làm giảm lipid máu và giảm tăng trọng trên cơ thể chuột béo có hàm lượng lipid máu cao của cao chiết từ SBM, từ đó định hướng sản xuất thực phẩm chức năng để phục vụ cho nhu cầu cần thiết của con người. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Gây mô hình chuột béo có hàm lượng lipid máu cao. - Đánh giá tác dụng giảm tăng trọng và giảm lipid máu chuột béo có hàm lượng lipid máu cao của cao chiết từ SBM. - Đánh giá ảnh hưởng của cao chiết từ SBM đến tiêu hóa và hấp thu lipid từ thức ăn. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được - Gây mô hình chuột béo có hàm lượng lipid máu cao - Ảnh hưởng của cao chiết từ bã đậu tương đến khối lượng cơ thể và hàm lượng lipid máu của chuột thí nghiệm - Ảnh hưởng của cao chiết từ bã đậu tương đến tiêu hóa và hấp thu lipid từ thức ăn của chuột thí nghiệm KẾT LUẬN: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có những kết luận như sau: (1) Cao chiết bằng ethanol từ bã đậu tương làm giảm rõ rệt hàm lượng lipid máu và tăng trọng của chuột béo khi được bổ sung 10% theo trọng lượng vào khẩu phần. (2) Tác dụng giảm lipid máu và giảm tăng trọng ở chuột béo của cao chiết từ bã đậu tương được thể hiện thông qua việc giảm tiêu hóa, hấp thu lipid từ thức ăn. Một trong những nguyên nhân giảm tiêu hóa, hấp thu lipid từ thức ăn là do cao chiết làm tăng thải axit mật theo phân, ức chế tổng hợp hormone cholecystokinin dẫn đến giảm tiết axit mật và lipase vào ruột non. Việc tăng thải axit mật theo phân, giảm tiêu hóa và hấp thu lipid từ thức ăn là nguyên nhân làm giảm cholesterol trong máu và giảm tăng trọng cơ thể của chuột thực nghiệm.
Pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay / Bùi Bích Liên; NHDKH: TS. Trần Lương Đức22-05-2024Luận văn tập trung tìm hiểu, phân tích thực tiễn thi hành các quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử hiện nay tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023. Luận văn có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Việt Nam. Nó không chỉ là một công trình chuyên khảo trong lĩnh vực pháp lý, mà còn mang tính gợi mở trong việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện pháp luật hiện hành và thúc đẩy hiệu quả thi hành pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử. Về thực tiễn, luận văn đưa ra những giải pháp có thể được áp dụng trong thực tế để nâng cao công tác quản lý nhà nước về các hoạt động thương mại điện tử. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và dữ liệu cá nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử. Ngoài ra, luận văn cũng có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo trong việc phổ biến pháp luật liên quan đến thương mại điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Nó cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho cán bộ, công chức và viên chức đang làm việc trong các lĩnh vực có liên quan. Đồng thời, luận văn cũng có thể được sử dụng như tài liệu giảng dạy và tham khảo cho các nhà quản lý, nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân và thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay.
Pháp luật về trợ giúp xã hội từ thực tiễn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội / Hà Văn Cảnh; NHDKH: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí22-05-20243. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội, pháp luật trợ giúp xã hội, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, đưa ra được những giải pháp hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thực tiễn về vấn đề bảo vệ, hỗ trợ và thực hiện hóa quyền con người. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội và pháp luật về trợ giúp xã hội. - Phân tích và đánh giá pháp luật về trợ giúp xã hội, chỉ ra những ưu nhược điểm và hạn chế của các quy định của pháp luật hiện hành. - Đánh giá thực tiễn thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội để thấy những kết quả đạt được cũng như những điểm còn tồn tại, hạn chế. - Xây dựng các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành về trợ giúp xã hội cũng như những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả pháp luật về trợ giúp xã hội tại quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các quy định pháp luật an sinh xã hội hiện hành về trợ giúp xã hội thông qua thực trạng thực hiện tại điạ bàn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Trong một chừng mực nhất định là sự so sánh với những quy định trước đây về pháp luật trợ giúp xã hội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Trợ giúp xã hội là vấn đề có thể được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau nhưng trong phạm vi luận văn này tác giả nghiên cứu trợ giúp xã hội dưới góc độ luật học ở các khía cạnh: Chế độ trợ giúp xã hội thường xuyên; Chế độ trợ giúp xã hội khẩn cấp; Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng; Chế độ đối với đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; Quy định về nguồn tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện bảo trợ xã hội. . - Về không gian: luận văn nghiên cứu việc thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội - Về thời gian: trong khoảng thời gian từ năm 2020 trở lại đây. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật Nhà nước ta về trợ giúp xã hội nhằm đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài. Trong chương 1 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp phân tích các quan điểm đã được công bố về trợ giúp xã hội và pháp luật về trợ giúp xã hội. Đồng thời chương 1 cũng sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các quan điểm này từ đó rút ra quan điểm riêng của tác giả. Trong chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích các quy định của pháp luật về trợ giúp xã hội, đồng thời cũng sử dụng phương pháp thống kê, đánh giá thực trạng về thực hiện pháp luật trợ giúp xã hội. Trong chương 3 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, đối chiếu, từ đó rút ra các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trợ giúp xã hội. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội cũng như pháp luật về trợ giúp xã hội, phân tích được thực trạng pháp luật về trợ giúp xã hội, chỉ ra được những ưu điểm cũng như hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đồng thời đưa ra được những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội. Bởi vậy luận văn sẽ giúp người đọc nâng cao nhận thức cũng hiểu biết sâu hơn những vấn đề lý luận về trợ giúp xã hội cũng như pháp luật về trợ giúp xã hội. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Các khuyến nghị khoa học của luận văn có thể được vận dụng vào thực tế hoạt động pháp luật về trợ giúp xã hội ở quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Ngoài ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, cơ sở đào tạo cán bộ làm công tác xã hội.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại của Toà án từ thực tiễn xét xử tại Toà án nhân dân tỉnh Sơn La / Hoàng Thị Phương Mai; NHDKH: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hà21-05-2024Tại Chương 1: Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã xây dựng hoàn chỉnh khái niệm thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM. Tranh chấp phát sinh trong quan hệ KDTM là hệ quả tất yếu của hoạt động kinh doanh. Khi có tranh chấp xảy ra, để đảm bảo quyền lợi của mình các bên đều muốn giải quyết tranh chấp nhanh chóng, thuận lợi, có hiệu quả và không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của mình. Qua nghiên cứu, có thể thấy rằng các tranh chấp trong lĩnh vực KDTM rất đa dạng và phức tạp đòi hỏi phải có sự am hiểu rõ ràng các quy định của pháp luật để áp dụng vào việc giải quyết các tranh chấp một cách có hiệu quả. Trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về tranh chấp trong KDTM từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật, thực tiễn thi hành pháp luật và tìm ra các phương hướng giải quyết trong các chương tiếp theo của Luận văn. Tại Chương 2: đã tập trung nghiên cứu, phân tích các nội dung quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM. Trong đó, tóm tắt về lịch sử phát triển của pháp luật về chế định này, kết quả nghiên cứu phân tích tương đối toàn diện các quy phạm pháp luật liên quan nhằm làm rõ nội dung quy định của pháp luật hiện hành về việc quy định thẩm quyền giải quyết các vụ việc về tranh chấp KDTM liên đới đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là vô cùng hợp lý Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM dựa trên khung lý luận đã nhận diện tại Chương 1. Các nội dung được phân tích cụ thể tại Chương 2 là tiền đề quan trọng cho việc phân tích thực trạng áp dụng pháp luật cũng như xây dựng các giải pháp hoàn thiện pháp luật tại Chương 3 luận văn. Tại Chương 3: Luận văn đã đề xuất một số một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và đảm bảo pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp KDTM của tòa án ở tỉnh Sơn La giai đoạn tới, các giải pháp có cơ sở khoa học và tính thực tiễn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần tiến hành khảo sát, tổ chức nghiên cứu, rút kinh nghiệm, thảo luận để đưa ra giải pháp có hiệu quả nhất để hoàn thiện hệ thống pháp luật KDTM, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế cũng như tạo lập được một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, thu hút nhiều nguồn lực và vốn đầu tư vào quá trình sản xuất - kinh doanh, tạo động lực để phát triển nền kinh tế đất nước.
Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS từ thực tiễn thực hiện tại tỉnh Điện Biên / Lê Thị Diệu; NHDKH: TS. Nguyễn Huy Khoa21-05-2024Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên và đưa ra các giải pháp, phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến trợ giúp xã hội nói chung, trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS; việc thực thi pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên; luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trợ giúp xã hội theo pháp luật Việt Nam từ thực tế thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Điện Biên.Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh về chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến chính sách trợ giúp xã hội đối với người nhiễm HIV/AIDS cho phù hợp với xu thế phát triển và phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc / Ngô Thị Minh Hiệp; NHDKH: TS. Trần Anh Tú21-05-2024Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ và pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDD tại Tòa án và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ tại Toà án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn nêu lên những kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đồng bộ phương thức tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ tại Tòa án nói chung và tại Toà án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; trên quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng về đất đai trong đó chú trọng việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia giao dịch dân sự trong lĩnh vực đất đai, phương pháp lôgic - lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp khảo cứu tài liệu, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống hoá pháp luật để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ và pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDD tại Tòa án và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ tại Toà án nhân dân huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã luận văn nêu lên những kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và đồng bộ phương thức tổ chức thực hiện pháp luật, nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp hợp đồng CNQSDĐ tại Tòa án trong thời gian tới
  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 of 409