Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Giáo trình Luật tài chính Việt Nam / TS. Vũ Văn Cương- TS. Nguyễn Văn Tuyến
H. : Dân trí, 2019
312 ; 24 cm
Vũ, Văn Cương
Nội dung gồm 2 phần. Phần 1: pháp luật về ngân sách nhà nước. Phần 2 : pháp luật thuế

2
Giáo trình Luật tài chính Việt Nam / TS. Vũ Văn Cương, TS. Nguyễn Văn Tuyến
H. : Hà Nội, 2022
312 tr. ; 24 cm
Vũ, Văn Cương
Nội dung gồm 2 phần. Phần 1: pháp luật về ngân sách nhà nước. Phần 2 : pháp luật thuế
Đầu mục:20 (Lượt lưu thông:16)
3
Pháp luật thuế tài nguyên ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện từ thực tế Quảng Ninh / Trần Thị Thu Hoài; GVHD: TS. Vũ Văn Cương
H. : Viện Đại Học Mở Hà Nội, 2016
84tr. ; A4
Trần, Thị Thu Hoài
- Mục đích và phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: làm sáng tỏ các vấn đề chung về pháp luật thuế tài nguyên ở Việt Nam qua thực trạng và thực tiễn thi hành về thuế tài nguyên ở tỉnh Quảng Ninh, qua đó đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này nhằm đáp ứng tốt hơn việc bảo vệ tài nguyên trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; Hệ thống quan điểm, lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước và pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Kết quả nghiên cứu: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thuế tài nguyên nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế đang đặt ra đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ tài nguyên trong tiến trình phát triển bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. - Kết luận và kiến nghị Kiến nghị một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế tài nguyên ở Việt Nam như sau: + tiếp tục rà soát lại cách xác định đối tượng chịu thuế tài nguyên; nghiên cứu bổ sung một số loại tài nguyên có giá trị kinh tế cao vào đối tượng chịu thuế. Bên cạnh đó cần thống nhất thực hiện người được phép khai thác tài nguyên phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế tài nguyên + Sửa đổi căn cứ tính thuế; bổ sung chính sách miễn, giảm thuế tài nguyên thích đáng đối với một số trường hợp đặc biệt. + Cần có sự thống nhất trong pháp luật về quản lý thuế và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến thuế tài nguyên như nơi nộp thuế, bảng giá các loại tài nguyên khai thác….
Đầu mục:1 (Lượt lưu thông:0) Tài liệu số:1 (Lượt truy cập:0)

4
Pháp luật thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân kinh doanh / Hoàng Văn Tiến; NHDKH TS Trần Vũ Hải
H. : Trường Đại học Mở Hà Nội, 2018
74 tr. ; A4
Hoàng, Văn Tiến
Nhiệm vụ của đề tài là làm sáng rõ các vấn đề lý luận về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh, qua đó dánh giá những thành tựu và hạn chế của quy định pháp luật hiện nay và thực tiễn thi hành cũng như đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh. Luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu cơ bản sau: 1) Về mặt lý luận, luận văn đã làm rõ nộii dung pháp luật thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh có tính bao quát cao, gồm: đối tượng chịu thuế, chủ thể nộp thuế, căn cứ, phương pháp tính thuế và thủ tục quản lý thuế, các nguyên tắc của pháp luật thuế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện; 2) Về mặt thực trạng, hệ thống các văn bản về thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh khá đầy đủ và rõ ràng, tuy nhieen vẫn còn nhiều hạn chế như như quy định về các cá nhân kinh doanh ngành nghề độc lập có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề, mức doanh thu 100 triệu/năm là doanh thu chịu thuế chưa hợp lý vì chưa đảm bảo được tính công bằng, cách xác định doanh thu khoán chưa phù hợp, quy định về thủ tục thuế còn nhiều bất cập; phương thức thu thuế TNCN hiện hành còn chưa đa dạng …; 3) Luận văn đã xuất phát từ thực trạng nêu trên để đề xuất nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và nhóm giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện.
Đầu mục:2 Tài liệu số:1

5
Pháp luật về thuế sử dụng đất phi nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay / Nguyễn Đức Nhùng; NHDKH TS Vũ Văn Cương
H. : Trường Đại học Mở Hà Nội, 2018
75 tr. ; A4
Nguyễn, Đức Nhùng
*Mục đích và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này nhằm: Xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn từ đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (SDĐPNN) nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp tiếp cận lịch sử, phương pháp thống kê để rút ra những kết luận và định ra được các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thuế SDĐPNN ở Việt Nam. * Kết quả nghiên cứu: Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống về pháp luật thuế SDĐPNN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần bổ sung và phát triển những vấn đề lý luận về pháp luật thuế SDĐPNN ở Việt Nam, làm rõ cơ sở khoa học cho việc đưa ra đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thuế SDĐPNN ở Việt Nam. Luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy khoa học pháp lý. Các kết luận, các ý kiến được trình bày trong luận văn có thể giúp ích cho các cơ quan nhà nước trong xây dựng chính sách, pháp luật và trong thực thi pháp luật thuế SDĐPNN của cơ quan thuế, của chính quyền địa phương và các đối tượng nộp thuế SDĐPNN ở Việt Nam. * Kết luận và khuyến nghị (nếu có): Thuế sử dụng đất nói chung và thuế SDĐPNN nói riêng là loại thuế tài sản, được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Đây là một trong những sắc thuế có số đối tượng nộp thuế rộng lớn, gắn với chức năng quản lý về đất đai của nhà nước, Việc xây dựng và thực hiện có hiệu quả sắc tthuế này góp phần đảm bảo tăng nguồn thu cho NS địa phương nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với việc SDĐPNN, khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.
Đầu mục:2 Tài liệu số:1

       1  2  3 of 3