Toàn cảnh Hội thảo quốc tế về Học liệu mở cho Giáo dục đại học Việt Nam
áng ngày 29/12/2015 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã diễn ra hội thảo Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học Việt Nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ.
OER Backdropsmall
 

Hội thảo do Khoa Thông tin-Thư viện, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam đồng phối hợp tổ chức.

Theo UNESCO, Tài nguyên giáo dục mở là các tài liệu giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong khu vực công hoặc được phát hành với giấy phép sở hữu trí tuệ cho phép sử dụng, điều chỉnh và phát hành tự do. Tài nguyên giáo dục mở rất quan trọng đối với các nước đang phát triển nơi rất nhiều học sinh, sinh viên không có điều kiện sở hữu tài liệu, sách giáo khoa. Năm 2012, Văn phòng UNESCO tại Việt Nam đã phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam điều chỉnh cuốn Hướng dẫn về Tài nguyên giáo dục mở trong Giáo dục Đại học do UNESCO và Tổ chức Khối thịnh vượng chung về Học tập xây dựng, trong đó nêu những chỉ dẫn tích hợp Tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học. Ngày nay, khi bức tranh Tài nguyên giáo dục mở ở Việt Nam đang ngày càng trở nên rõ nét, các bên liên quan đang tụ họp với mong muốn chia sẻ các tài nguyên giáo dục để giảm chi phí và nâng cao chất lượng giáo dục. Do vậy, hội thảo này là một minh chứng cho những nỗ lực của cộng đồng Tài nguyên giáo dục mở đang hình thành ở Việt Nam, nhằm tạo kết nối, chia sẻ kiến thức, giảm chi phí và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Hội thảo đã nhận được hàng chục báo cáo tham luận từ nhiều nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu trong và ngoài nước.

OER-USSH-Dec2015-037

PGS. TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phát biểu khai mạc Hội thảo

Trong phát biểu khai mạc, PGS. TS Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN đã đặt ra một số vấn đề chính đối với học liệu mở trong thời đại ngày nay.

Thứ nhất, ngày nay, chỉ cần sở hữu máy tính xách tay hay máy tính bảng có kết nối mạng là người học có thể tiếp cận được nguồn tài liệu khổng lồ của nhân loại. Do vậy, học tập gắn liền với cuộc đời của người học và là sự học tập suốt đời.

Thứ hai là sự bất tương xứng giữa những tầng lớp kinh tế khác nhau trong khả năng tiếp cận và truy cập nguồn học liệu mở. Chính vì vậy, các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia trên thế giới đều muốn phấn đấu vì sự bình đẳng trong tiếp cận nguồn tri thức.

Thứ ba, từ góc độ quốc gia, thực hiện các Nghị quyết của Đảng về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học, trong đó thì vấn đề học liệu trở thành cốt lõi trong việc mở mang kiến thức và hiểu biết. Tuy nhiên, nguồn học liệu không chỉ giới hạn trong những dạng thức truyền thống trước đây, mà hiện nay học liệu mở đã trở thành một loại hình phi truyền thống mà qua đó người ta có thể truy cập tài liệu dễ dàng nhất. Chính vì vậy, việc phát triển học liệu mở cũng góp phần lớn vào đổi mới giáo dục đại học ở Việt Nam.

Nhân dịp hội thảo, 10 đơn vị cùng ký thỏa thuận hợp tác xây dựng và phát triển tài nguyên giáo dục mở cho giáo dục đại học Việt Nam. Các đơn vị tham gia gồm có:

  1. Câu lạc bộ Phần mềm Tự do Nguồn mở Việt Nam – VFOSSA
  2. Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Bắc – NALA.
  3. Liên Chi hội Thư viện Đại học Khu vực phía Nam – VILASAL.
  4. Thư viện Tạ Quang Bửu, Đại học Bách Khoa Hà Nội, thuộc thư viện của các trường khối kỹ thuật.
  5. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Quốc gia về Công nghệ mở, Bộ Khoa học và Công nghệ – RDOT.
  6. Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội, thuộc thư viện của các đại học quốc gia, đại học vùng.
  7. Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, thuộc thư viện của các trường khối sư phạm
  8. Trung tâm Thông tin – Thư viện Đại học Thương Mại, thuộc thư viện của các trường khối kinh tế
  9. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội
  10. Trường Đại học Dân lập Thăng Long, thuộc khối các trường đại học ngoài công lập.

Xem toàn văn thỏa thuận hợp tác tại đây!

Một số hình ảnh tại hội thảo

1Ban điều hành phiên báo cáo thứ nhất: Chính sách và mô hình học liệu mở
2
Bài trình bày “Sáng kiến Phát triển Mở: hệ thống dữ liệu mở về phát triển tại khu vực Mekong” của bà Terry Parnell – Giám đốc Chương trình sáng kiến phát triển mở, Viện Quản lý Đông Tây
3Tổng quan về tài nguyên giáo dục mở và dự đoán một kịch bản tương lai của giáo dục Việt Nam
Ông Lê Trung Nghĩa – Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Quốc gia về Công nghệ mở
4Ông Đỗ Ngọc Minh – Chương trình Tài nguyên Giáo dục mở, Quỹ Việt Nam giới thiệu về VOER
 
1

Ông Đỗ Văn Hùng – Trưởng Khoa Thông tin – Thư viện, Phó ban tổ chức trả lời các cơ quan thông tấn báo chí về Hội thảo

5
Ông Nguyễn Thế Hùng – Phó Chủ tịch Câu lạc bộ phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam – trình bày về “Những yếu tố kỹ thuật giúp cho tài nguyên giáo dục mở sẵn sàng”


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo.

7 diễn giả tại hội thảo.