Duyệt theo bộ sưu tập Luận văn (Tất cả)
Sắp xếp :
Đánh giá mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh ngắn và chất lượng phôi người / Vũ Thu Hằng; NHDKH: TS. Đào Thị Hồng Vân15-04-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá mối tương quan giữa thời gian kiêng xuất tinh ngắn và chất lượng phôi người. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đánh giá chất lượng tinh trùng của hai lần xuất tinh (kiêng xuất tinh bình thường và kiêng xuất tinh ngắn) từ cùng một nhóm đối tượng bệnh nhân. - Tạo phôi từ hai loại tinh trùng và đánh giá chất lượng hình thái phôi người được tạo từ hai nhóm tinh trùng vào các giai đoạn: hợp tử, phôi phân chia, phôi nang. - Thống kê và đánh giá chất lượng di truyền tiền làm tổ của phôi người được tạo từ hai nhóm. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được - Kiêng xuất tinh ngắn tạo ra chất lượng tinh trùng tốt về tỉ lệ di dộng tiến tới cao hơn có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. - Tỉ lệ hợp tử thụ tinh bình thường sau ICSI cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm kiêng xuất tinh ngắn (p = 0,027); Chất lượng phôi phân chia ba ngày tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm; Nhóm kiêng xuất tinh ngắn, tỉ lệ phôi nang tốt cao hơn có ý nghĩa thống kê (p = 0,004), tỉ lệ tạo phôi nang và tạo phôi nang tốt cao hơn có ý nghĩa thống kê (p ≤ 0,01). - Tỉ lệ phôi chỉnh bội cao hơn khi kiêng xuất tinh ngắn và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). - Nhóm kiêng xuất tinh ngắn có tỉ lệ làm tổ và tỉ lệ sinh sống với xu hướng cao hơn nhóm kiêng xuất tinh dài ngày, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). KẾT LUẬN: Thời gian kiêng xuất tinh có mối tương quan chặt chẽ đến chất lượng phôi người, cụ thể là nhóm tinh dịch kiêng xuất tinh ngắn (1 đến 3 giờ) có ảnh hưởng tích cực hơn so với nhóm kiêng xuất tinh dài ngày (2 đến 7 ngày)
Nghiên cứu đánh giá tính an toàn của một số chủng Probiotic được phân lập từ nguồn sữa mẹ và phân trẻ sơ sinh / Lộc Tú Anh; NHDKH: PGS.TS Nguyễn La Anh15-04-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đánh giá tính an toàn của một số chủng probiotic được phân lập từ nguồn sữa mẹ và phân trẻ sơ sinh. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá các đặc điểm probiotic của các chủng vi khuẩn phân lập được. 2. Đánh giá sự tương tác với một số loại kháng sinh của các chủng probiotic phân lập từ nguồn sữa mẹ và phân trẻ sơ sinh. 3. Kiểm tra sự có mặt gen kháng kháng sinh ở các chủng probiotic phân lập từ nguồn sữa mẹ và phân trẻ sơ sinh. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được 1. Đặc điểm probiotic của các chủng vi khuẩn phân lập từ nguồn sữa mẹ và phân trẻ sơ sinh. 2. Sàng lọc khả năng tan huyết của các chủng probiotic. 3. Sự tương tác của các chủng probiotic với kháng sinh. 4. Sàng lọc gen của các chủng probiotic KẾT LUẬN: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có những kết luận như sau: 1. 22 chủng probiotic phân lập từ nguồn sữa mẹ và phân trẻ sơ sinh có khả năng chịu được dịch dạ dày, dịch mật và bám dính tốt trên màng nhày ruột in vitro. 2. Tất cả 22 chủng probiotic không có hoạt tính tan máu. Sự tương tác với 10 loại kháng sinh của 22 chủng vi khuẩn cho thấy đều kháng với các kháng sinh phổ biến như gentamicin, kanamycin, ampicillin và tetracycline. 3. Có 16/22 chủng mang gen kháng kháng sinh (chiếm 72,7%). 6/22 chủng kháng lại nhiều loại kháng sinh nhưng không mang gen kháng kháng sinh (27,3%)
Tách chiết hoạt chất sinh học và phân tích bộ gen của chủng xạ khuẩn Streptomyces SP.TT8.4 / Ngô Hoàng Nhật Linh; NHDKH: TS. Nguyễn Thành Chung15-04-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Giải trình tự bộ gen và phân tích các cụm gen mã hoá cho các hợp chất sinh học từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TT8.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu lựa chọn môi trường và điều kiện lên men sinh tổng hợp hợp chất sinh học.  Giải trình tự genome và phân tích trình tự bộ gen của chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TT8.4. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được - Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh hoá của chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TT8.4. - Lựa chọn môi trường lên men thích hợp sinh tổng hợp hoạt chất sinh học. - Hoạt tính kháng khuẩn của hoạt chất sinh học chiết tách được từ chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TT8.4 - Phân tích trình tự genome của chủng Streptomyces sp. TT8.4. KẾT LUẬN: Căn cứ vào kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, sinh lý, sinh hoá và phân tích trình tự 16s rADN chủng xạ khuẩn Streptomyces sp. TT8,4 được xác định là Streptomyces virginiae TT8.4. Chủng xạ khuẩn có khả năng đồng hoát tốt nguồn Carbon như: Glucose, Sacarose, tinh bột tan và đồng hoá được hết các nguồn Nitrogen nghiên cứu. Giải trình tự bộ gen của chủng, kết quả thu được 3 contig: Cotig 1 dài 6.592.287 bp mã hoá 5700 protein có 20 cụm gen trao đổi chất , cotig 2 dài 1.152.320 bp mã hoá 1049 protein có 6 cụm gen trao đổi chất, cotig 3 dài 688.066 bp mã hoá 624 protein có 7 cụm gen trao đổi chất . Trong 33 cụm gen được phân tích, có 9 cụm gen có trình tự tương đồng 100% với cụm gen mã hoá các hợp chất đã biết. Có 3 cụm gen có mức độ tương đồng với cụm gen mã hóa hợp chất đã biết từ 83% - 96%. Và 21 cụm gen có độ tương đồng từ 0% đến 63% cụm gen đã biết.
Bước đầu phân tích và đánh giá một số đột biến gen điển hình liên quan đên ung thư đại trực tràng tại Việt Nam bằng bộ công cụ tin sinh học / Phạm Thị Phương; NHDKH: TS. Bùi Văn Ngọc; TS. Bùi Thị Hải Hòa15-04-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Xác định được các đột biến đặc trưng trên các gen MLH1, MSH2, MSH6, PMS2…ở bệnh nhân ung thư trực tràng đã được công bố trên NCBI. - Phân tích trình tự các gen kể trên liên quan đến sự bất ổn định vi vệ tinh (MSI) bằng bộ công cụ tin sinh học nhằm hỗ trợ chẩn đoán sớm nguy cơ ung thư trực tràng. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Xác định các đột biến trên các gen mục tiêu liên quan đến bệnh ung thư trực tràng: Phân tích trình tự, so sánh với các trình tự tương ứng đã được công bố trên thế giới nhằm xác định các đột biến đặc trưng. - Xây dựng trang web database thông qua phần mềm tin sinh học bao gồm cơ sở dữ liệu và trang web lưu trữ dữ liệu hỗ trợ tiên đoán nguy cơ ung thư trực tràng dựa trên kết quả giải trình tự của các gen khảo sát. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được - Kết quả thu thập và chọn lọc các gen đặc trưng liên quan đến UTĐTT từ cơ sở dữ liệu và trên ngân hàng gen NCBI từ mẫu mô bệnh nhân. - Kết quả xác định các đột biến trên các gen mục tiêu liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng. - Kết quả xây dựng công cụ máy tính tin sinh tiên đoán nguy cơ ung thư trực tràng dựa trên kết quả giải trình tự các gen khảo sát KẾT LUẬN: Từ các kết quả nghiên cứu thu được, chúng tôi có những kết luận như sau: - Đã xác định được các loại đột biến, tần số đột biến và vị trí đột biến đặc trưng trên 4 gen liên quan đến UTĐTT: MLH1, MSH2, MSH6, PMS2. - Đã xây dựng trang Web lưu trữ dữ liệu và chia sẻ thông qua mạng Internet tại địa chỉ https://github.com/phuongphuongbioinfo/colorectal-cancer-database.
Phân lập chủng xạ khuẩn Streptomyces spp. Có khả năng kháng khuẩn từ đất của một số đầm nuôi hải sản / Lê Thị Tuyết Mai; NHDKH: TS. Vũ Thị Bích Huyền12-04-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Phân lập các chủng xạ khuẩn Streptomyces spp. từ đất vùng nuôi thuỷ sản và đánh giá tiềm năng kháng vi khuẩn gây bệnh của các chủng xạ khuẩn phân lập, định hướng phát triển sản phẩm probiotic cho tôm sú. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1- Phân lập xạ khuẩn Streptomyces spp. từ các mẫu đất của đầm nuôi thủy sản. 2- Đánh giá sơ bộ khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh của các chủng Streptomyces spp. phân lập được trong điều kiện in vitro và in vivo 3- Đánh giá đặc tính probiotic của các chủng tuyển chọn. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được 1. Phân lập được 40 mẫu xạ khuẩn từ mẫu thu thập ở 3 tỉnh trong đó sàng lọc được 20 mẫu có khả năng kháng khuẩn. Định danh được 12 chủng Streptomyces sp. Đánh giá được một số đặc điểm hình thái, sinh hóa và khả năng kháng một số chủng vi khuẩn của 12 chủng này. 2. Đánh giá được ảnh hưởng của Streptomyces sp. phân lập từ Thái Bình đối với chủng V.parahaemolyticus và chủng V.harveyi trong điều kiện in vivo trên tôm sú. 3. Đánh giá đặc tính probiotic của hai chủng TBL1.3 và TBL1.6. Đã xác định được khả năng sinh enzyme ngoại bào của 2 chủng này và một số chỉ tiêu tăng cường miễn dịch của 2 chủng này trên tôm sú KẾT LUẬN: 1. Phân lập được 40 mẫu xạ khuẩn, sàng lọc được 20 mẫu có khả năng kháng khuẩn. Định danh được 12 chủng Streptomyces sp. và đánh giá được một số đặc điểm hình thái, sinh hóa và khả năng kháng khuẩn trên 12 chủng vi khuẩn. 2. Đánh giá hiệu quả của 8 chủng Streptomyces sp. phân lập từ Thái Bình trong đó 2 chủng TBL1.3 và TBL1.6 cho khả năng tốt nhất. 3. Đã đánh giá được một số đặc tính probiotic của 2 chủng TBL1.3 và TBL1.6 có khả năng sinh 3 enzyme ngoại bào (amylase, cellulase, protease), chỉ số tế bào máu tổng số, mức độ gia tăng hoạt tính thực bào, mức độ gia tăng hoạt tính enzyme phenoloxidase cao. Hai chủng này cũng thể hiện khả năng kích thích tăng trưởng cũng như giả hệ số chuyển hóa thức ăn ở tôm thí nghiệm. Từ các kết quả trên cho thấy 2 chủng TBL1.3 và TBL1.6 có hoạt tính probiotic
Nghiên cứu cải tiến quy trình sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm tại Việt Nam / Nguyễn Xuân Hòa; NHDKH TS. Ngô Thu Hường12-04-2024MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tối ưu thời điểm thay môi trường và thời điểm thu hoạch vắc xin trong nuôi cấy, cũng như tối ưu quy trình đông- tan vắc xin, nhằm nâng cao hiệu giá vắc xin thu được. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Tối ưu được thời điểm thay môi trường và thời điểm thu hoạch vắc xin trong nuôi cấy. 2. Tối ưu quy trình đông-tan và chia tank bảo quản vắc xin. 3. Đánh giá hiệu quả của quy trình cải tiến so với sản xuất thường quy. KẾT QUẢ: Đã nghiên cứu được 1. Thời điểm thu hoạch vi rút tối ưu trong khoảng từ 132 – 144 giờ sau khi thay môi trường lần thứ 1. 2. Việc đông – tan hỗn dịch trước lọc làm tăng hiệu giá vi rút thu được trung bình mỗi lô là 0,123 + 0,042 lgPFU/0,5ml. 3. Với thời điểm thu hoạch 132 – 144 giờ sau gây nhiễm và đông tan hỗn dịch virút trước lọc, hiệu giá tăng đáng kể 0,22-0,27 lgPFU/0,5ml (cộng tổng 2 quy trình thay đổi). Kết quả này cho hiệu quả sản xuất tăng lên trung bình 1,733 + 0,058 lần so với quy trình thường quy. KẾT LUẬN: Qua quá trình nghiên cứu, rút ra kết luận: 1. Xác định được thời điểm thay môi trường 1 lần sau 3 ngày gây nhiễm, thời điểm thu hoach vi rút tối ưu trong khoảng từ 132 – 144 giờ thay môi trường lần 1, thời điểm cụ thể phụ thuộc và đánh giá của chuyên viên phụ trách. 2. Việc đông – tan hỗn dịch trước lọc làm tăng hiệu giá vi rút thu được từ 0,09 – 0,17 lgPFU/0,5ml cho 3 lô thử nghiệm, trung bình 0,123 + 0,042 lgPFU/0,5ml. 3. Quy trình cải tiến tăng hiệu giá 0,22-0,27 lgPFU/0,5ml trong 3 lô thử nghiệm tương ứng số liều tạo ra gấp từ 1,7 – 1,8 lần so với quy trình thường quy trung bình mỗi lô là 1,733 + 0,058 lần. Việc xác định thời điểm thay môi trường, thu hoạch vi rút chính xác, cũng như thay đổi quy trình đông-tan hỗn dịch vắc xin trước lọc mang lại hiệu quả đáng kể về chất lượng cũng như kinh tế trong sản xuất vắc xin sởi bán thành phẩm.
Pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân từ thực tiễn thực hiện tại các Doanh nghiệp Tỉnh Thái Bình / Phạm Tùng Sơn; NHDKH TS. Trần Thị Mai Loan27-12-2023Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình. Trên cở sở phân tích, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng đa dạng và kết hợp các phương pháp để làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê được sử dụng trong toàn bộ Luận văn để tập hợp, chọn lọc những thông tin trên cơ sở các tài liệu, công trình nghiên cứu, báo cáo tổng kết, số liệu thống kê…có ý nghĩa đối với đề tài nghiên cứu, từ đó sắp xếp, khái quát thông tin theo từng nội dung cần luận giải trong mỗi phần của Luận văn. Phương pháp mô tả được sử dụng để khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đây trong nội dung của chương 1. Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu tại chương 2. Tác giả phân tích cụ thể các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân cũng như phân tích cụ thể thực trạng các quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân từ thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp tỉnh Thái Bình, tìm ra các nguyên nhân của thực trạng đó. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp dự báo khoa học để đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
Trách nhiệm thu hồi hàng hóa, có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo pháp luật Việt Nam / Trần Đức Trung; NHDKH TS. Phạm Phương Thảo27-12-2023Đề tài luận văn tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng, đặc biệt là trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật. Theo đó, đã phân tích và làm rõ được: khái niệm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; khái niệm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng; khái niệm về hàng hóa, hàng hóa có khuyết tật và trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh; lý giải được sự cần thiết phải xây dựng quy định pháp luật về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết và ý nghĩa của chúng. Luận văn đã khái quát, hệ thống những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật. Phân tích và làm rõ được thực trạng quy định pháp luật, bao gồm các quy định về chủ thể trách nhiệm; cơ sở và điều kiện phát sinh trách nhiệm; nội dụng và nguyên tắc của trách nhiệm; trình tự thủ tục thực hiện và chế tài xử lý khi vi phạm trách nhiệm. Qua đó, đưa ra những nhận định, đánh giá về ưu điểm, hạn chế của pháp luật và thực tiễn thực thi để đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện.
Pháp luật về thi hành án dân sự đối với án tín dụng ngân hàng từ thực tiễn tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội / Lương Văn Trường, NHDKH TS. Nguyễn Công Bình27-12-2023Đề tài nghiên cứu các vấn đền lý luận và thực tiễn pháp luật về thi hành án dân sự đối với án tín dụng ngân hàng từ thực tiễn tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Anh, Thành phố Hà nội và đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin; phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, quy nạp, thống kê, so sánh… để hoàn thiện luận văn. Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề liên quan đến án tín dụng ngân hàng, việc thi hành pháp luật về án tín dụng ngân hàng tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, luận văn đưa ra một số giải pháp định hướng hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về án tín dụng ngân hàng. Luận văn đã giải quyết được một số vấn đề lý luận và thực tiễn án tín dụng ngân hàng theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội. Từ đó, có những đề xuất điều chỉnh về chính sách pháp luật và các cơ chế khác có liên quan đến án tín dụng ngân hàng cho phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
  1  2  3  4  5  6  7  8  9  10 of 405