Sắp xếp :
Dòng Nội dung
1
Pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài / NHDKH: TS Đỗ Năng Khánh
H. : Trường Đại học Mở Hà Nội, 2019
91 tr. ; A4
Lại, Xuân Cảnh
1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu - Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; nghiên cứu pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ di trú; tổng quan và đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài để phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu chính để giải quyết vấn đề được sử dụng trong luận văn bao gồm: tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh. 2. Kết quả nghiên cứu Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lược, khái quát về đề tài, tính cấp thiết lựa chọn đề tài; mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài... Chương 1: Khái quát về lao động nữ và pháp luật bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài Chương 2: Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật và một số giải pháp nhằm bảo vệ quyền của lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài. 3. Kết luận: Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác. Lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài là một nhóm xã hội cần được quan tâm, tôn trọng và bảo vệ. Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói chung và lao động nữ Việt Nam nói riêng góp phần không nhỏ trong giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác, thể hiện rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực lao động. Bởi vậy, việc bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mang một ý nghĩa lớn và hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu "Pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài" có những ý nghĩa nhất định về mặt lý luận và thực tiễn, đóng góp một phần trong việc đảm bảo quyền con người cho những lao động nữ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, và xa hơn nữa là góp phần xây dựng một hệ thống pháp luật vững mạnh, phù hợp với xu hướng hội nhập và những yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, tạo được niềm tin và sự an tâm cho những người lao động Việt Nam xa Tổ quốc
Đầu mục:2 Tài liệu số:1

       1 of 1