Viện Đại học Mở Hà Nội tổ chức thành công kỳ họp nhóm 5 trường Đại học Mở Châu Á – OU5

Từ ngày 20/3 đến ngày 23/3/2017, tại Thành phố Đà Nẵng, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tổ chức thành công kỳ họp nhóm 5 trường đại học mở châu Á gọi tắt là OU5, bao gồm Đại học Mở Malaysia, Đại học Mở Terbuka – Indonesia, Đại học Mở Phillipine, Đại học Mở Sukhothai Thamathirat – Thái Lan và Viện Đại học Mở Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của hơn 50 nhà khoa học có uy tín trong nước và quốc tế.

Tham dự chuỗi các hoạt động có sự tham gia của đại biểu:

- GS.TS. Melinda dP. Bandalaria – Hiệu trưởng trường Đại học Mở Philippines, Chủ tịch Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU)

- GS.TS. Mansor Bin Fadzil – Hiệu trưởng trường Đại học Mở Malaysia

- TS. Daryono – Đại diện trường Đại học Mở Terbuka, Indonesia

- Bà Rattip Phukkeson – Đại diện trường Đại học Mở Sukhothai Thammathirat, Thái Lan

Về phía Lãnh Viện Đại học Mở Hà Nội có:

- TS. Trương Tiến Tùng – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội

- PGS.TS. Nguyễn Mai Hương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường

- TS. Nguyễn Cao Chương – Phó Viện trưởng

Kỳ họp tập trung bàn về vấn đề tạo cầu nối và các điều kiện để sinh viên các trường trong nhóm OU5 có cơ hội giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm học tập và nghiên cứu khoa học. Thống nhất cùng xây dựng cổng thông tin điện tử của nhóm OU5 do trường Đại học Sukhothai Thammathirat Thái Lan làm đầu mối, nhằm đưa thông tin về các khóa học Asean Studies mà các trường đã cùng nhau xây dựng và để các trường có phương tiện cùng giao lưu, tìm hiểu về văn hóa, giáo dục của các nước trong nhóm OU5. Cổng thông tin sẽ được ra mắt vào tháng 9 tại Hội thảo thường niên AAOU ở Yogyakarta, Indonesia.

TS. Trương Tiến Tùng – Viện trưởng Viện Đại học Mở Hà Nội khai mạc kỳ họp

Trong chuỗi hoạt động, các nhóm nhà khoa học của các Trường đã báo cáo những kết quả đạt được khi thực hiện các dự án nghiên cứu chung:

- Nghiên cứu về sự hài lòng của người lao động (Employer satisfaction)

- Sự kiên trì của sinh viên (Student Persistance)

- Sự thỏa mãn và sự lĩnh hội kết quả học tập (Satisfaction and Perceived Learning Outcome)

- Tận dụng đào tạo mở tại Đông Nam Á

- Chính sách di cư lao động tại Đông Nam Á

Các nghiên cứu viên, các nhà khoa học đến từ 05 trường cũng báo cáo Hiệu trưởng các trường và đề xuất hướng nghiên cứu mới trong thời gian tới:

- Thực hiện chính sách di cư lao động và năng lực lao động và các biện pháp chuẩn bị cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN

- Sự ảnh hưởng của năng lực và chính sách về lao động và việc thực hiện giáo dục mở trong ASEAN

- Sự hài lòng của người sử dụng lao động có trình độ sau đại học

- Theo dõi đánh giá đào tạo từ xa

- Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng cho Đại học Mở

Đại biểu, nhà khoa học thảo luận về các dự án nghiên cứu chung

Cùng thời điểm này, cuộc họp của Ban chỉ đạo các khóa học trực tuyến Châu Á (Asia MOOCs) cũng đã diễn ra. Các khóa học trực tuyến Châu Á (Asian MOOCs) đã được các Trường quan tâm thảo luận từ kỳ họp tại Philippines hồi tháng 10/2016, trong kỳ họp lần này, Ban chỉ đạo đã bàn bạc và thống nhất nghiên cứu theo 2 hướng:

- Nghiên cứu về xây dựng khung đảm bảo chất lượng cho khóa học trực tuyến Châu Á

- Công nhận và chuyển đổi tín chỉ giữa các trường thành viên tham gia khóa học trực tuyến Châu Á.

Đại biểu thảo luận về các khóa học trực tuyến Châu Á

Bên lề của kỳ họp OU5, Viện Đại học Mở Hà Nội giới thiệu cho các đại biểu quốc tế những nét đặc sắc của văn hóa Việt Nam, cùng tham quan địa danh Non Nước và Bảo tàng Chăm.

Đại biểu quốc tế thích thú với vVăn hóa và phong cảnh thiên nhiên của Việt Nam

Một số hình ảnh chung tại kỳ họp: